Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

TS Nguyễn Xuân Diện-CHÚNG TÔI ĐÃ ĐẾN ĐÀI LIỆT SỸ BẮC SƠN TƯỞNG NIỆM GẠC MA

Sáng nay, 14/3/2015, kỷ niệm 27 năm Ngày Hải chiến Trường Sa bi tráng của dân tộc, chúng tôi đã có mặt tại cửa Đài Liệt sỹ Bắc Sơn để dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân 64 liệt sỹ anh hùng đã hy sinh tại Đảo Gạc Ma.
Đoàn gồm ông Phan Trọng Khang, thương binh, Nguyễn Tường Thuỵ, Hà Thanh, Nguyễn Minh Sơn, cô giáo Đào Thu, các anh em thanh niên và sinh viên HN. Trong khi làm thủ tục để vào đặt hoa tưởng niệm, đã thấy Tiến sĩ Khảo cổ học Nguyễn Hồng Kiên đang một mình dâng hương hoa và quỳ xuống khấn vong linh liệt sỹ.

Trường Sa 14.3.1988 (Những người lính Việt Nam giữ đảo có súng trong tay mà không được bắn)

Phạm Đình Trọng (Danlambao) - Sau khi đánh chiếm được toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, ngày 19.1.1974, thuộc chủ quyền Việt Nam do nhà nước Việt Nam Cộng hòa quản lí, Trung Cộng lại ráo riết đưa tàu chiến đến rình rập, uy hiếp quần đảo Trường Sa đã thuộc sự quản lí của nhà nước cộng sản Việt Nam. Đầu năm 1988 hoạt động quân sự của Trung Cộng ở Trường Sa càng dồn dập, hung hăng hơn.

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

Hướng dẫn ký tên ủng hộ Chiến dịch Vận Động Nhân Quyền 2015

NhanQuyen2015.net - Chiến dịch Vận Động Nhân Quyền 2015 đang hướng đến mục tiêu huy động 100 ngàn chữ ký trên trang mạng Change.org. Đối với một số bạn, hình thức lấy chữ ký online này vẫn còn khá mới mẻ.

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Thư ngỏ gửi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và các cơ chế nhân quyền quốc tế về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và chiến dịch Vận động Nhân quyền 2015

Trang web để ký tên: nhanquyen2015.net

Ngày 10 tháng 3, 2015

Kính gửi quý vị lãnh đạo và đại sứ các nước tại Liên Hiệp Quốc,

Chúng tôi, những tổ chức dân sự hoạt động độc lập cho nhân quyền và người dân Việt Nam trong và ngoài nước ký tên dưới đây, muốn xác minh những gì mà những Báo Cáo Viên Liên Hiệp Quốc Đặc Trách về Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Tôn Giáo và Tình Trạng Bắt Giữ Tùy Tiện đã nêu trong các báo cáo về nhân quyền VN gần đây. Kể từ khi Việt Nam trở thành một quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ, tình trạng nhà nước Việt Nam vi phạm các quyền con người vẫn tiếp tục, bất chấp các khuyến nghị của Hội đồng và các cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

No-U Hà Nội KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG

LỜI KÊU GỌI

Kính thưa đồng bào Việt Nam,
Cách đây 27 năm vào ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã đưa quân xâm chiếm bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao, bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chúng đã giết hại 64 người lính, bắn chìm 3 tàu vận tải ngay giữa vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Kể từ ngày đó, thân xác các anh cùng những con tàu vận tải mãi mãi nằm lại giữa vùng biển khơi một thời của tổ quốc.

Trận đánh Ban Mê Thuột 40 năm trước

Ngã Sáu Buôn Mê Thuộc sáng sớm ngày 10/3/1975
Khoảng 2 giờ sáng ngày 10/3/1975, khi Ban Mê Thuột còn đang trong giấc nồng, người dân và binh lính Việt Nam Cộng Hòa bỗng bị đánh thức dậy bằng tiếng pháo kích đinh tai của Cộng quân Bắc Việt. Đó là đợt tấn công khởi đầu các chiến dịch quân sự dẫn đến sự sụp đổ của Quân đoàn 2 nói riêng và toàn bộ Nam Việt nói chung sau đó. Đúng 7 giờ sáng ngày 11/3/1975, Cộng quân bắt đầu nã pháo vào Bộ Tư lịnh Sư đoàn 23 bộ binh, một trong hai sư đoàn chủ lực của Quân đoàn 2.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Lời kêu gọi tham gia Chiến Dịch Tranh Đấu cho Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền 2015

Kính gửi Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,
Chúng tôi, những người đứng tên trong Lời kêu gọi này, kính mời Đồng bào trong và ngoài nước cùng tham gia Chiến Dịch Tranh Đấu cho Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền 2015.

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Tiếng khóc vùi chôn


TIẾNG KHÓC VÙI CHÔN -
GHI CHÚ LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN
Cao-Đắc Tuấn

VỤ THẢM SÁT HUẾ:

Vụ thảm sát Huế được biết và ghi nhận nhiều (Chính 1998, 134-137; Willbanks 2007, 99-103; Vennema 1976; Robbins 2010, 196-208; Oberdorfer 2001, 198-235; Pike 1970, 26-31). Tuy nhiên, mặc cho sự quy mô và tàn bạo của nó, vụ thảm sát Huế hầu như không được báo cáo ở Hoa Kỳ vào lúc đó và bây giờ bị quên lãng (Braestrup 1994, 215; Robbins 2010, 196).